Home
Menu

Tháng cuối bên ông với nước mắt và sự bất lực

Từng ngày, từng giờ trôi qua bên giường bệnh của ông, cháu chỉ mong một phép màu xảy ra nhưng nó đã không đến.
Một tháng qua, cháu sống trong sự lo lắng, hy vọng, cả nỗi sợ hãi. Giờ đây, cháu chỉ còn lại những ký ức về ông, về tháng cuối cùng đầy nước mắt và bất lực. Với cháu, ông không chỉ là ông nội mà còn là gốc rễ của cả một đại gia đình, là người nắm giữ truyền thống, là chỗ dựa vững chắc nhất. Là đứa cháu đích tôn, cháu trưởng, từ nhỏ cháu đã luôn là đứa gắn bó với ông hơn cả. Ông kỳ vọng vào cháu, dạy dỗ cháu từng lời ăn tiếng nói, từng cách sống sao cho có trước có sau, "đúng vai phải lứa" như người xưa dặn.
Thời gian trôi, cháu lớn lên, ông già đi, bệnh tật kéo đến ở tuổi 95, như một điều không ai tránh được. Ban đầu chỉ là những cơn ho nhẹ, rồi ông yếu dần, không ăn được nữa. Lòng cháu rối bời nhưng vẫn cố giữ bình tĩnh, chỉ nghĩ rằng: "Chắc vài hôm sẽ đỡ thôi" nhưng không, ông yếu đi rất nhanh. Cháu cố gắng hết sức, hỏi thăm bác sĩ, tìm đủ mọi cách để ông có cơ hội hồi phục. Là cháu trưởng, cháu hiểu rằng trách nhiệm này thuộc về mình, nhưng cũng hiểu sâu sắc rằng tình cảm mới là thứ thôi thúc cháu nhất. Cháu không muốn mất ông, thương ông vô cùng.
Một trong những điều cháu và vợ cháu luôn cảm thấy hài lòng là đã kịp đưa ông từ bệnh viện tuyến dưới lên viện tuyến trên, gần nơi cháu sống. Nhờ vậy, vợ chồng cháu có thể chạy đi chạy lại, chăm sóc ông nhiều hơn. Với cháu, đó là một điều rất ý nghĩa, để cháu được gần ông hơn trong những ngày cuối; để từng miếng ăn, viên thuốc ông nhận đều có sự chăm chút. Mỗi ngày trong viện, ông im lặng chịu đựng. Ông không than đau, chỉ thở gấp, khò khè từng hơi mệt mỏi. Cháu lo từng miếng ăn, từng viên thuốc, từng lần ông đi vệ sinh. Cháu không cho phép mình dừng lại.
Rồi ngày khó khăn nhất cũng đến, ngày đưa ông về nhà, đó là một quyết định cực kỳ khó khăn, cháu đã cảm nhận rõ ràng lằn ranh giữa sống và chết. Ở lại viện, ông có thể được hỗ trợ y tế tốt hơn, nhưng sẽ phải ra đi trong một căn phòng xa lạ, cháu không muốn điều đó xảy ra. Những lời ông thều thào vào tai cháu hôm ấy: "Chiều nay cho ông về nhà trong, ông muốn về quá, không muốn ở đây nữa", câu nói đó khác hẳn với tất cả những lần trước đó ông đòi về. Lúc đó, cháu hiểu đây không còn là một lời nài nỉ như những lần trước, mà là mong muốn cuối cùng của một người biết mình không còn nhiều thời gian. Cháu không thể không làm theo.
Cháu nhớ rất rõ khoảnh khắc ấy. Ông yếu lắm rồi nhưng vẫn cố mở mắt, gọi tên cháu. Dù có nhiều người nhưng ông nhất định cần cháu đưa về. Là đứa cháu mà ông thương nhất, cháu không thể không làm theo. Nhưng cháu cũng bất lực, ông muốn cháu đích thân đưa ông về bằng được. Ngồi trên xe cấp cứu, cháu nắm chặt tay ông, như muốn giữ ông lại, như một lời xin lỗi không thể nói thành lời: "Cháu xin lỗi, ông ơi. Cháu bất lực quá".Về đến nhà là lúc cháu buồn nhất vì hiểu rằng cơ hội để chữa khỏi bệnh cho ông đã hết, thời gian cho ông chỉ còn đếm ngược mà thôi. Những cơn đau quặn thắt của ông, cháu cũng đau đớn, xót xa, ước gì mình có thể đau thay ông.
Ngày ông nhắm mắt, cháu thấy cả thế giới như dừng lại, một phần trái tim cháu bị lấy đi mất. Bao nhiêu ký ức ùa về, ông cho cháu tiền đi học, ông kể chuyện ngày xưa, ông dặn dò đủ thứ: "Đi xa nhớ thỉnh thoảng về"..., tất cả như mới hôm qua. Là cháu trưởng, cháu cảm thấy cả một vùng trời trách nhiệm đổ lên vai, kèm theo đó là khoảng trống tình cảm không gì lấp đầy. Cháu vẫn nghe văng vẳng giọng ông gọi, vẫn thấy hình bóng ông trong mỗi góc nhà.
Ông ơi, ở nơi xa ấy, ông hãy yên nghỉ. Cháu vẫn tự trách mình, có lẽ cháu nên dành nhiều thời gian bên ông hơn nữa. Nhưng giờ, tất cả đã muộn màng. Cháu cố gắng hết sức rồi, bằng tình thương, trách nhiệm, bằng tất cả những gì một đứa cháu trưởng có thể làm. Cháu mong ông hiểu và tha thứ cho những điều cháu còn chưa làm được trọn vẹn. Cháu mong ở nơi xa kia, ông không còn đau và mệt nữa. Ông vẫn sẽ dõi theo cháu, vẫn ở đâu đó trong gió, trong ánh nắng, trong những giấc mơ. Cháu sẽ sống tiếp, sẽ gìn giữ những lời ông dạy, sẽ là người đàn ông ông từng kỳ vọng. Cháu nhớ ông, nhớ nhiều lắm, ông ơi...
Tùng Lâm 08/05/2025

Bạn gái mang theo hai người đàn ông dữ tợn tới gặp tôi lần cuối

Tôi cảm thấy đây không phải cuộc gặp bình thường nên trốn sang một góc rồi lẳng lặng bỏ về.
Tôi là kỹ thuật viên thiết kế đồ họa, 27 tuổi, làm việc trong một phòng studio nhỏ. Công việc của tôi đòi hỏi sự tỉ mỉ, sáng tạo và kiên nhẫn. Tôi quen cô ấy qua lời một người bạn. Ban đầu, mối quan hệ của chúng tôi khá khó khăn. Tôi không giỏi giao tiếp, còn cô ấy thì năng động,... Đọc thêm

Bất lực mỗi khi nhìn hóa đơn chi tiêu hàng tháng

Bạn bè đã ổn định, an yên, mỗi tôi phải chật vật rải đơn xin việc, cạnh tranh với sinh viên mới ra trường, nghĩ làm sao để có tiền.
Tôi là nữ, 33 tuổi, đang sống ở thành phố lớn cùng hai con nhỏ 4 tuổi và 15 tháng. Tôi vừa nghỉ việc đầu tháng 3. Tôi chuyển sang buôn bán nhỏ để trải nghiệm công việc mới, hơn nữa cũng không còn nhiệt huyết với công việc cũ, lại có thời gian... Đọc thêm

Chồng có bồ đúng thời điểm tôi bất lực với con gái lớn

Tôi hiền lành, sống đức độ, có việc ổn định, vun vén gia đình, đối nội đối ngoại vẹn toàn, giờ hai nỗi đau cộng lại khiến tôi khổ sở.
Tôi sống nặng tình cảm, em gái khuyên ly dị nhưng tôi nghĩ bố mẹ sẽ không chịu được cú sốc khi con gái ly hôn vì ông bà già rồi, sức khỏe yếu. Hơn nữa con tôi đang lúc ngỗ ngược, khó bảo, cần có bố mẹ kèm cặp. Rồi tôi nghĩ đến lúc... Đọc thêm

Mẹ chồng nghi ngờ, chồng trì hoãn, tôi bất lực với mong muốn ở riêng

Đến nay 40 tuổi rồi anh chưa phải "chịu khổ", đó là lý do chính anh không muốn ra riêng.
Vợ chồng tôi cưới nhau hai năm, có một bé gái, sống với mẹ chồng, bố mẹ chồng đã ly dị từ lâu. Trên chồng tôi có một chị gái, chị sống gần nhà mẹ chồng. Mẹ chồng tôi 62 tuổi, khỏe mạnh và là trụ cột kinh tế. Sau khi sinh bé, tôi ở nhà chăm con, không đi làm vì nhà nội không ủng hộ, bảo tôi... Đọc thêm

Mỗi cuối tuần không nhậu cùng vợ là cô ấy khóc

Đi nhậu cùng vợ thì rồi lại đau đầu khi nghe cô ấy kể chuyện, không là vợ dỗi, khóc lóc.
Vợ chồng tôi kết hôn hơn 10 năm, có hai con nếp tẻ đủ cả. Cuộc sống vợ chồng giờ bớt vất vả hơn, con cũng không còn nhỏ nên chúng tôi bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến đời sống tinh thần. Chúng tôi cùng nhau tập thể dục, đi chơi, cà phê cuối tuần, thỉnh thoảng đi du lịch.
Mấy tháng nay,... Đọc thêm