Home
Menu

Đồng nghiệp muốn tôi bồi thường laptop hỏng nhưng không cho xem máy

Bạn từ chối mang máy đến công ty, cho rằng tôi không cần kiểm tra lại, chỉ cần gọi các tiệm sửa nơi bạn từng đến để xác minh.
Tôi gặp sự cố nhỏ trong buổi họp của công ty. Vì cần xử lý gấp nhiều hồ sơ trước chuyến công tác của công ty vào ngày hôm sau, tôi vừa họp vừa tranh thủ ký duyệt chứng từ. Do hồ sơ rất nhiều nên tôi có xê dịch máy tính cá nhân để lấy chỗ kê tài liệu, vô tình làm nghiêng ly nước khiến nước đổ về phía đối diện - nơi có một số đồng nghiệp ngồi, trong đó có một bạn đang sử dụng máy tính cá nhân để ghi biên bản. Mọi người cùng nhau lau dọn, cuộc họp vẫn tiếp tục.
Sau đó, bạn cắm sạc máy nhưng không lên nguồn. Bạn nhắn tin tôi trong lúc họp, báo rằng máy có thể bị vào nước và tôi đề nghị nên mang đi kiểm tra. Sau ba ngày, trên đường công tác trở về, bạn nhắn báo chi phí sửa chữa là 2,5 triệu đồng, chẩn đoán là nước vào mainboard (Báo giá sửa chữa: máy vào nước, rỉ sét nhiều, mất nguồn, nhận sửa chạm mất nguồn trên main. Chi phí: 2,5 triệu đồng). Tôi không hỏi thêm gì và chuyển khoản ngay, đồng thời chia buồn và xin lỗi bạn vì sự cố không mong muốn.
Ba ngày sau, bạn cho biết nơi sửa từ chối nhận máy vì hư hỏng nặng, đề nghị trả lại 2,5 triệu đồng kèm lời hứa sẽ báo lại khi có chỗ khác sửa được. Tôi không cung cấp số tài khoản, vì muốn chờ thông tin rõ ràng hơn. Sáng hôm qua (sau 10 ngày kể từ ngày tôi chuyển tiền), bạn mang 2,5 triệu đến tận bàn làm việc của tôi, nói đã đi ba nơi đều không sửa được. Khi tôi hỏi giá trị máy hiện tại, bạn cho biết còn khoảng 20 triệu đồng sau khấu hao. Tôi hỏi bạn tính thế nào và đề nghị hỗ trợ 50% giá trị máy. Bạn đồng ý. Tôi nói cứ giữ lại 2,5 triệu đã chuyển trước, phần còn lại tôi sẽ chuyển sau. Tuy nhiên, trong chiều cùng ngày, bạn nhắn tin hối chuyển tiền để kịp mua máy mới. Tôi nhắn lại là sẽ thu xếp trong tuần và đề nghị mang máy vào công ty để tôi kiểm tra lại tình trạng, trước khi hoàn tất phần còn lại như đã thống nhất.
Từ đây, tình huống bắt đầu trở nên khó xử. Bạn phản hồi rằng nếu tôi muốn lấy lại máy cũ thì phải hỗ trợ 75% giá trị máy, còn không thì bạn sẽ tự bán xác máy. Bạn từ chối mang máy đến công ty, cho rằng tôi không cần kiểm tra lại thực tế, chỉ cần gọi các tiệm sửa nơi bạn từng đến để xác minh. Trong các tin nhắn sau đó, bạn nhiều lần nhắc đến chuyện tiếc máy, tiếc tiền và mong tôi sớm chuyển khoản. Đến lúc này, tôi cảm thấy một sự cố vốn dĩ đơn giản, thiện chí xử lý đã bị đẩy đi xa khỏi tinh thần ban đầu. Tôi vẫn giữ quan điểm: đây là rủi ro ngoài ý muốn, cả hai phía đều có phần sơ suất. Việc chia sẻ trách nhiệm nên là sự tự nguyện, tôn trọng lẫn nhau chứ không phải điều kiện hay mặc cả.
Chia sẻ thêm là cô ấy độ tuổi còn nhỏ, thuộc gen Z, mới đi làm được hai năm. Còn tôi thuộc thế hệ 7x. Tôi xin chia sẻ lại toàn bộ sự việc như trên, mong nhận được góc nhìn từ mọi người: Nếu là bạn, bạn sẽ xử lý thế nào trong tình huống này? Đề nghị hỗ trợ 50% đã hợp lý chưa? Tôi có nên tiếp tục giữ thiện chí hay dừng lại ở mức đã hỗ trợ ban đầu? Chân thành cảm ơn mọi người đã dành thời gian lắng nghe và chia sẻ.
Hoài Thương 16/07/2025

Mẹ tôi nhiều bệnh vẫn cố ăn đồ hỏng, để lâu ngày

Đồ ăn còn dư, mẹ để trong tủ lạnh tháng này qua tháng nọ nhưng không cho chị dâu tôi vứt.
Mẹ tôi 77 tuổi, đang sống với anh trai thứ và chị dâu ở vùng nông thôn. Điều kiện kinh tế nhà anh chị ổn định, còn điều kiện của tôi tốt hơn những người còn lại. Tôi thường biếu mẹ tiền đi khám, tiền mỗi tháng. Mỗi năm đi khám tổng quát một hai lần ở bệnh viện lớn, tôi sẽ về quê... Đọc thêm

Chồng cầm cố cả laptop của con để chơi tiền ảo

Tôi đã hối hận khi tha thứ cho chồng quá nhiều lần khiến anh không coi trọng lời nói của tôi, cứ tái phạm hết lần này đến lần khác.
Chúng tôi kết hôn 11 năm, có hai con trai khỏe mạnh, ngoan ngoãn, 7 tuổi và 10 tuổi. Hai vợ chồng cố gắng cho con học hành, vui chơi cho bằng bạn bằng bè. Tuy nhiên với không khí áp lực và việc bố mẹ liên tục tranh cãi, việc níu giữ gia đình liệu có cho con... Đọc thêm

Bị cấp trên và đồng nghiệp xem thường, ức hiếp

Tôi khó chịu vì những câu nói mang nặng sự xem thường trí tuệ mình, mỗi lần như thế chỉ mỉm cười cho qua để tránh rắc rối.
Tôi là nam, 26 tuổi, làm công nhân tại một công ty chuyên túi xách của Nhật Bản, đi làm để giải quyết khó khăn về tài chính trước mắt. Tuy cố gắng nhẫn nhịn và hòa đồng với tập thể nhiều nhất nhưng có vẻ tình hình vẫn không ổn lắm. Vốn bản tính thật... Đọc thêm

Khó chịu khi chị đồng nghiệp gõ máy tính to, đi dép loẹt quẹt

Tôi khá khó chịu với chị đồng nghiệp khôn lỏi, hay trốn việc, bôi việc ra để làm thêm giờ hoặc cố gắng tạo ra sự chú ý lớn nhất.
Tôi làm ở cơ quan nhà nước, trong phòng có cả nam và nữ, việc ai nấy làm, tuy nhiên cũng có một số việc liên quan phải hỗ trợ, cùng nhau làm. Tôi khá khó chịu với một chị trong phòng, khôn lỏi, hay trốn việc, bôi việc ra để làm thêm giờ hoặc phải... Đọc thêm

Lương tháng 60-70 triệu đồng nên cậu xem thường cháu

Cậu chỉ trích cháu suốt, nói cháu ăn không ngồi rồi, không biết giúp đỡ việc nhà, dù cậu chẳng bao giờ giặt đồ hay rửa chén.
Cháu là nam, học lớp 11. Mẹ và cháu sống nhờ nhà ông bà ngoại từ khi cháu còn bé, vì lúc nhỏ cháu hay bệnh vặt nên việc sống với ông bà để tiện cho việc đi khám chữa bệnh ở Sài Gòn. Cha cháu sống ở Đồng Tháp, trồng lúa. Mẹ cháu bán rau ở chợ, còn ông... Đọc thêm