Bị vắt kiệt sức vì quá chân thành với nhà chồng
Mẹ chồng tôi cay cú, khó chịu, so sánh, ghen tức với gia đình khác vì bà biết, bà không còn quyền điều khiển tôi nữa.
Tôi từng nghĩ khi bước chân về nhà chồng, nếu mình sống tốt, chăm chỉ, yêu thương và hy sinh, sẽ nhận được sự yêu thương, ghi nhận và trân trọng từ gia đình chồng. Tôi từng nghĩ đây là nhà mình, mẹ chồng là mẹ mình và mình phải có trách nhiệm lo toan, chu toàn như con gái trong gia đình. Vì thế, tôi đã dốc hết sức lực, tiền bạc và cả sự chân thành để vun đắp cho tổ ấm mà tôi tin là của mình.
Khi tôi về làm dâu, mẹ chồng mới ngoài 50 tuổi, còn khỏe mạnh, nhanh nhẹn nhưng bà không muốn làm bất cứ việc gì trong nhà. Bà gần như giao lại toàn bộ trách nhiệm cơm nước, dọn dẹp, chăm sóc nhà cửa và thậm chí là chi tiêu sinh hoạt cho vợ chồng tôi. Dù tôi đi làm cả ngày, bầu bí, chăm con nhỏ, vẫn cố gắng chợ búa, nấu ăn, dọn dẹp cuối tuần, nhưng bà chưa từng biết san sẻ. Trái lại, bà không ngừng đòi hỏi, trách móc, phàn nàn. Mỗi món ăn không vừa ý đều bị chê bai dù bà không bỏ ra một đồng tiền, không nấu nướng, không rửa bát, không lau nhà.
Tôi từng rất quan tâm đến mẹ chồng, biếu tiền, mua quần áo, mua thuốc thang, lo cho bà từ những điều nhỏ nhặt nhất. Tôi nghĩ nếu mình chân thành sẽ khiến bà cảm động. Nhưng bà ta chỉ biết nhận, chưa từng một lần nói lời cảm ơn hay thể hiện sự trân trọng. Tất cả những gì tôi làm, bà coi đó là nghĩa vụ hiển nhiên của con dâu. Tôi nấu ăn mỗi ngày, mang bầu nặng nhọc vẫn vừa trông con vừa lo cơm nước. Tôi tưởng sự chu toàn của mình sẽ khiến mẹ chồng cảm động. Nhưng bà ta chỉ nằm dài xem tivi, đến giờ ăn thì chỉ trích: "Có mỗi bữa cơm mà mãi không xong".
Những ngày cuối tuần, tôi vừa đi chợ, nấu nướng, dọn dẹp, trông con, trong khi bà thảnh thơi nằm nghỉ, xem phim, ăn xong đứng dậy như khách. Chưa một lần bà hỏi tôi có mệt không, có cần giúp gì không. Bà coi mọi sự tôi làm là nghĩa vụ, là hiển nhiên. Bà ta thường xuyên so sánh con cái nhà người khác cho tiền mẹ, mua cái này cái kia, rồi quay sang chỉ trích con trai và tôi rằng chẳng được gì từ chúng tôi. Bà không thiếu thốn nhưng lại muốn con cái phải lo hết, để được nở mày nở mặt với bạn bè cùng lứa.
Mỗi lần thấy gia đình nhỏ của tôi đi chơi, đưa các con đi ăn, bà ta mặt sầm lại, tỏ thái độ khó chịu. Nghe cháu kể về món ăn hay chuyến đi là bà lại tức tối, tỵ nạnh. Ngay cả những việc nhỏ nhặt trong nhà như mua chai mắm, cuộn giấy, hết gói muối... bà cũng không mua. Bà đợi tôi - người đi làm cả tuần - về rồi mới mua. Nhà bẩn không lau, chờ đến cuối tuần để tôi làm. Tôi cố gắng trong im lặng suốt nhiều năm trời. Tôi nghĩ nếu mình tốt, sẽ được ghi nhận. Nhưng không, càng cố gắng, bà ta càng coi đó là điều đương nhiên.
Khoảng ba năm sau khi về làm dâu, tôi bắt đầu mang bầu bé thứ hai. Khi đó, con đầu mới chỉ hơn hai tuổi. Đó là giai đoạn tôi cảm thấy kiệt sức hoàn toàn, cả về thể chất lẫn tinh thần và tài chính. Tôi vẫn phải đi làm, đưa đón con đi học, lo cơm nước, dọn dẹp, trông con nhỏ và phải chịu đựng sự thờ ơ, vô tâm của mẹ chồng mỗi ngày. Chính lúc đó, tôi mới thật sự tỉnh ngộ. Tôi nhận ra rằng nếu cứ tiếp tục sống như vậy, tôi sẽ đánh mất chính mình. Tôi bắt đầu vùng lên mạnh mẽ.
Chồng khi đó tưởng tôi là người phụ nữ thích làm, thích lo nên cứ để tôi làm mọi thứ. Nhưng khi tôi sắp sụp đổ, rơi vào trầm cảm, khi tôi mời mẹ chồng ra nói chuyện nhiều lần, anh mới bắt đầu hiểu: nếu không thay đổi, gia đình sẽ tan vỡ. Dần dần, anh chia sẻ việc nhà, biết điều hơn, hiểu rằng mẹ mình không phải người dễ chịu như anh nghĩ và càng không thể để vợ gánh hết gánh nặng chỉ vì chữ hiếu.
Tôi bắt đầu thay đổi. Tôi không nói chuyện với mẹ chồng nữa, không hỏi han, không cố gắng lấy lòng. Tôi làm mọi việc trong giới hạn bản thân thấy phù hợp. Cơm nấu theo ý mình, dọn dẹp cho sạch chỗ mình sống, còn đâu thì kệ. Tôi không mua quà, không thể hiện tình cảm, cũng không tranh cãi. Sự lạnh lùng là câu trả lời rõ ràng nhất.
Tôi không còn ngây thơ và hiểu rằng thứ duy nhất mình có thể tin là những gì mình tự tạo dựng. Tôi không muốn hơn thua nhưng cũng không để ai coi mình là người phải chịu đựng. Mẹ chồng tôi cay cú, khó chịu, so sánh, ghen tức với gia đình khác vì bà biết, bà không còn quyền điều khiển tôi nữa. Tôi không oán trách vì đã học được bài học lớn nhất trong đời làm dâu: sống tử tế không phải để được thương, mà để giữ được lòng mình. Nhưng tôi cũng sẽ không bao giờ cho phép ai chà đạp lên lòng tốt của mình thêm lần nào nữa.
Giờ đây, tôi không còn quan tâm đến sắc mặt của mẹ chồng, làm những gì mình thấy hợp lý, đúng đắn và trong giới hạn mình cảm thấy ổn. Tôi vẫn giữ bổn phận một người con dâu: nấu ăn, dọn dẹp, chăm lo cho gia đình chung, nhưng chỉ trong phạm vi tôi lựa chọn, không để bản thân bị vắt kiệt như trước nữa. Tôi sống tử tế, lo cho chồng con và gìn giữ hạnh phúc gia đình nhỏ của mình. Tôi cũng không muốn chồng phải khó xử nên chọn cách giữ khoảng cách vừa đủ, không thân, không thù, không bận tâm.
Tôi muốn nhắn nhủ tới những người phụ nữ mới bước chân về nhà chồng: đừng bao giờ nghĩ đó là nhà mình. Hãy sống có giới hạn, có ranh giới và có lòng tự trọng. Đừng hy sinh vô điều kiện nếu điều đó không được trân trọng. Hãy tự lập, làm chủ cuộc sống và đừng bao giờ đánh mất chính mình để đổi lấy sự công nhận của người không biết yêu thương.
Ngọc Cẩm 19/06/2025Vắt kiệt sức chỉ mong làm hài lòng chồng
Tôi 38 tuổi, là nạn nhân của người chồng rối loạn nhân cách ái kỷ gần 10 năm.
Sau khi đọc hai bài: "Không dám ăn ngon, khát không dám uống vì sợ có tội với chồng", "Vì sao nạn nhân khó rời đi dù bị bạo hành ái kỷ", tôi quyết định chia sẻ về hoàn cảnh của mình để những ai là nạn nhân hoặc có hoàn cảnh tương tự hiểu được vấn đề, tìm cách bảo vệ mình, tránh ảnh hưởng tới...
Đọc thêmKiệt sức vì việc nhà, tôi vẫn bị chê vì chồng gầy, cháu chậm
Mẹ chồng hỏi chồng tôi thế vợ đâu mà không nấu cơm, vợ không nấu cơm cho ăn à.
Gia đình tôi có hai vợ chồng và con trai gần một tuổi. Cả hai đều công tác trong ngành xây dựng, đặc thù công việc khá vất vả và phải làm ngoài giờ nhiều. Tôi làm mảng văn phòng, làm việc từ sáng tới khoảng 6h tối và về nhà lúc 7h. Chồng làm giám sát nên hay phải chạy tiến độ. Gần đây anh khá bận,...
Đọc thêmKhông còn thấy ở chồng sự chân thành, tình cảm
Anh luôn nhăn nhó, cau có, thậm chí chúng tôi cũng không tìm thấy niềm vui trong chuyện tình dục.
Tôi sinh ra trong gia đình nghèo nhưng ba mẹ không để con cái thiếu thốn thứ gì. Vào đại học, tôi gặp anh trong khi cắm trại do trường tổ chức. Tôi bị tai nạn trong lúc cắm trại, anh đã ở bên chăm sóc và an ủi, giúp đỡ tôi. Năm đó tôi 19 tuổi. Sau đó chúng tôi cứ thế quen và cả hai là mối tình...
Đọc thêmCó nên quen cô gái có chút khuyết điểm nhưng chân thành?
Những hành động nhỏ khiến tôi cảm thấy cô ấy thực sự quan tâm và dành thời gian nghĩ đến tôi.
Tôi là nhiếp ảnh gia 37 tuổi, làm việc tự do trong studio nhỏ của mình. Công việc đòi hỏi sự sáng tạo và tỉ mỉ nhưng khá linh động, khiến tôi có nhiều thời gian rảnh để chăm sóc những mối quan hệ cá nhân. Trong vài tuần qua, tôi gặp cô gái 35 tuổi, là chuyên viên tổ chức sự kiện. Cô...
Đọc thêmBạn trai chân thành nhưng có hai khuyết điểm nhỏ
Đôi khi tôi tự hỏi, liệu những điều nhỏ nhặt ấy có trở thành vấn đề lớn nếu chúng tôi bước xa hơn trong mối quan hệ?
Tôi 26 tuổi, là giáo viên. Mỗi ngày của tôi đều xoay quanh những bài giảng, tiếng cười trẻ thơ và cả những lúc phải giải quyết các trò nghịch ngợm của học sinh. Một lần, trong buổi họp mặt bạn bè cũ, tôi gặp lại anh, chàng trai bằng tuổi, hiện làm kĩ sư công...
Đọc thêm