Home
Menu

Mỗi lần mẹ chồng đến nhà, bệnh của tôi lại phát nặng hơn

Vòng luẩn quẩn mẹ chồng kiểm soát, con đau ốm cứ bám lấy tôi, khiến tôi căng thẳng.
Tôi nhận thức bản thân đang bị rối loạn, mất cân bằng cuộc sống. Qua nhiều ý kiến bạn bè, tôi mới biết mình bị mẹ chồng kiểm soát, cưỡng chế và bạo hành ái kỷ. Tôi hiền lành, yếu đuối trong tâm trí nên dễ bị kiểm soát hơn. Giai đoạn con còn nhỏ tới ba tuổi, sống chung với nhà chồng, mẹ chồng can thiệp quá nhiều trong vấn đề chăm con, cho cháu ăn, yêu cầu quá cao trong mọi việc; giam lỏng không cho tôi đi làm trong suốt ba năm dù tiền ăn, tiền sinh hoạt, tiền nuôi con đều đóng góp hơn nửa khiến tôi gần như mất kiểm soát. Tôi bị chứng viêm da thần kinh. Vì con bám mẹ nhiều, cháu khó, hay ốm đau, ông bà và chồng tư tưởng chuyện nhỏ hóa to, chuyện to hóa không tưởng khiến tôi bị sa lầy trong con cái, căng thẳng là gãi, càng gãi càng thâm đầy mình, cơ thể tàn tạ.
Tôi kịp ý thức được nên ra ở riêng và đi làm lại khi được bác sĩ chuẩn đoán rối loạn thần kinh cấp độ một. Ông bà lại thay phiên giám sát tuần ba bữa. Nếu độc giả cho rằng tôi vụng về, tệ bạc nên ông bà mới giám sát thì không phải. Tính mẹ tôi rất khó, rất kỹ và yêu cầu quá cao nên trong mắt bà, những gì tôi làm chưa đủ. Chỉ cần bà lên là mọi việc tôi đang làm, dù ở cơ quan hay ở nhà đều phải dừng lại chăm con. Chỉ cần con ốm nhè nhẹ, bà ép tôi nghỉ việc chăm con. Thức ăn, nước uống đều phải theo lệnh của mẹ, tôi không được quyết.
Quan điểm của mẹ chồng là cháu phải mập ú nù, tay chân to nảy nở, kiểu như trẻ béo phì mới thích, dù hiện tại bác sĩ nói cân nặng với đứa trẻ 43 tháng là 17 kg và cao gần 95 cm là tốt, phù hợp với lứa tuổi. Tuy nhiên, trong mắt bà, cháu ốm yếu quá, không múp máp như cháu hàng xóm. Mỗi lần bà lên là phải thay ngay áo quần mới, dù bộ đang mặc là tươm tất. Tôi mua áo quần cho cháu là phải hợp gu của bà, nếu không bà cằn nhằn. Ngay cả màu áo con của tôi, tôi cũng xung đột với bà vì bà chê cũ, màu không đẹp dù đó là áo quần mới mua, nhãn hiệu thân thiện với làn da em bé. Bà rất chiều chuộng cháu nên khi thấy tôi có hành động nghiêm khắc, bà không hài lòng, nói. Thậm chí bà quỳ bà dạ mà cháu ăn, bà cũng sẵn lòng.
Nhìn lại các chị dâu tôi đều không đi làm, ở nhà chăm con nhưng được cái các anh chồng làm ăn khấm khá nên các chị không cần quá quan tâm đến kinh tế. Một mặt mẹ chồng muốn tôi nghỉ việc chăm con, một mặt kinh tế gia đình tôi vẫn gánh đủ. Tôi bị kiểm soát tinh thần, nếu tôi chống đối, cãi lại sẽ bị cho là hỗn, là mất dạy. Đều này khiến tôi u uất, bệnh viêm da thần kinh dù cố gắng cũng không cải thiện. Mỗi lần bà lên nhà là tôi mất kiểm soát, gãi lấy gãi để. Nhưng điều quan trọng hơn, con tôi lại rất hay ốm, dù gì tôi cũng ra ở riêng nhưng một tháng cháu ốm hết hơn ba tuần, đi học nhà trẻ có một tuần. Có giai đoạn, cháu bị tiêu chảy liên tục, kết hợp với ý kiến bác sĩ, tôi chuyển nhà trẻ cho cháu, vì trong đó có cháu hay bị tiêu chảy viêm ruột, chỉ cần cháu đo ốm, con tôi lập tức ốm.
Khi chuyển qua nhà trẻ mới, trường công, thoáng mát hơn, cháu trộm vía chưa bị tiêu chảy lại viêm họng. Nhưng một tháng trôi qua, cháu bị viêm họng tới 2-3 lần, mỗi lần đau đều ở nhà cả tuần rưỡi, hai tuần để chăm sóc đến khi dứt hẳn bệnh mới đi học lại. Đặc điểm của cháu là đau dai dẳng và hay đau. Các bạn mắc bệnh tương tự, chỉ năm ngày là khỏi, cháu phải hai tuần mới bớt, thành thử con dùng thuốc cũng nhiều hơn dù tôi đã chọn bác sĩ ít dùng thuốc kháng sinh hay dùng nhiều kháng sinh, kịch bản vẫn như cũ.
Những đêm chăm con sốt khiến tôi suy kiệt. Nhà ở thành phố, không nhiều chỗ chơi, dù tôi đầu tư mua xe cộ, đồ chơi vận động, cháu cũng nhanh chán nên được bà chiều chuộng cho xài điện thoại liên tục. Nếu hôm nào bà lên, cháu ăn uống sinh hoạt đều phải theo ý bà. Thực đơn đầy ắp thịt. Bà ép ăn nhiều nên cháu dễ nôn ói. Quan điểm của bà là phải ăn nhiều mới nở dạ dày và lớn được. Một bát đầy ắp cơm, bà còn nén xuống để được nhiều hơn. Trong mắt của mẹ, tôi chưa bao giờ cho con ăn đủ lượng.
Nếu hôm bà không lên, lịch trình sinh hoạt của cháu sẽ là mỗi sáng thức dậy, tôi lau mặt nước ấm cho con, cho uống tí nước ấm tráng miệng, ăn sáng theo nhu cầu, không quá ép con ăn, ăn vui vẻ. Tôi bổ sung trái cây, trứng sữa đều lựa chọn kỹ cho con. Thỉnh thoảng còn bổ sung thuốc tăng sức đề kháng dưới hướng dẫn của bác sĩ.
Con được vui chơi, vận động với thiên nhiên lúc khỏe mạnh nhưng tại sao lại hay ốm vặt, mỗi lần ốm kéo dài lâu, quanh đi quẩn lại cứ ốm ốm mãi khiến con lên cân rồi lại xuống cân ngay. Vòng luẩn quẩn mẹ chồng kiểm soát, con đau ốm cứ bám lấy tôi. Tôi hiểu nếu mẹ vui vẻ, hạnh phúc, con cái mới được vui vẻ, hạnh phúc. Xin quý độc giả hãy chỉ giúp tôi cách chăm con khoa học, tăng cường sức khỏe. Chân thành cảm ơn.
Thu Diên 18/05/2024

Nặng lòng vì không đủ kinh tế để chữa bệnh cho chồng

Giờ tôi rối bời, không biết có nên khuyên chồng điều trị tiếp hay tôn trọng ý kiến dừng chữa bệnh của anh?
Tôi và chồng cùng 34 tuổi, anh là mối tình đầu và duy nhất của tôi. Thời gian quen biết nhau đến nay 15 năm, chính thức về chung nhà sáu năm, cuộc sống vợ chồng rất hạnh phúc, đủ đầy với một bé trai năm tuổi hoạt bát, ngoan ngoãn. Hai đứa quen nhau từ những năm đầu của... Đọc thêm

Bạn trai không cho tôi ở bên khi anh bị bệnh nặng

Anh không muốn tôi bận tâm về anh nữa, muốn tôi quên anh đi và sống tiếp cuộc sống của mình.
Tôi và bạn trai yêu nhau gần bốn năm, phần lớn là ở xa nhau, thời gian gặp mặt, ở bên cạnh nhau khá ít. Lý do chính là vì công việc cả hai đều bận, khó sắp xếp thời gian nghỉ cùng lúc để thăm nhau. Nhưng chúng tôi vẫn liên lạc hàng ngày. Anh là người Ý, sống và làm việc ở Ấn Độ, còn tôi... Đọc thêm

Phát hiện những dấu hiệu lạ của chồng trước mỗi lần gần gũi

Tối nào chúng tôi gần gũi là trước đó anh đều ra vào nhà vệ sinh rất nhiều lần, sau đó tắm sạch sẽ.
Trước chúng tôi học chung trường đại học, yêu nhau 3 năm, tính đến nay đã bên nhau gần 8 năm. Trong khoảng thời gian yêu nhau, chúng tôi đã đi quá giới hạn do anh chủ động. Trong chuyện đó, cả hai rất hợp, anh luôn làm tôi thỏa mãn. Khoảng một năm trước, anh có biểu hiện "chưa ra tới... Đọc thêm

Khi cần động lực sống, tôi lại đến bệnh viện quan sát

Không phải tôi đi khám tâm lý mà là để quan sát, chứng kiến và cảm nhận nỗi đau thể xác giày vò gấp vạn lần nỗi đau tinh thần.
Tôi thích đi xe bus? Không. Tôi thích đến bệnh viện? Không. Tôi thường xuyên đi chùa vì ở đó yên tĩnh? Càng không. Chỉ đơn giản vì những nơi tôi muốn đến đều có lý do riêng.
Tôi có thể ngồi xe bus hàng giờ tới trạm cuối rồi lại lên mà chẳng quan tâm... Đọc thêm

15 năm hạnh phúc cho đến ngày phát hiện bộ mặt thật của chồng

Tôi tưởng mình lấy được người chồng không cờ bạc, 'gái gú'… cho đến khi đọc được những dòng tin nhắn ấy.
Tôi 38 tuổi, chồng hơn tôi một tuổi, hai con 12 tuổi và 8 tuổi, đang sống cùng ba mẹ chồng. Tôi làm công việc nhà nước, thường xuyên đi làm đêm, lương khoảng 15 triệu đồng mỗi tháng, chồng cũng tầm đó. Cuộc sống hôn nhân của tôi trôi qua êm đềm được gần 15 năm. Chồng... Đọc thêm